Cách làm đất nền hồ thủy sinh

Thời gian gần đây, chơi hồ thủy sinh đã trở thành xu hướng được nhiều người ưa chuộng. Kỹ thuật làm cũng không quá khó nhưng đòi hỏi độ thẩm mỹ cao. Trong tất cả các bước để có một bể thủy sinh đẹp thì việc làm phân nền khá quan trọng. Đây chính là nơi để các cây thủy sinh có thể sinh sống, cây có phát triển tốt hay không phụ thuộc vào đất nền. Cách làm đất nền hồ thủy sinh như thế nào luôn là vấn đề mà những người chơi bể thủy sinh quan tâm.

Giới thiệu đất nền hồ thủy sinh

Trong hồ thủy sinh, đất nền là nơi dự trữ và cung cấp dinh dưỡng cho các cây thủy sinh. Đồng thời cũng là nơi để cây sinh sống, bám rễ nhưng làm đất nền như thế nào mới phù hợp thì không phải ai cũng nắm được. Hạt đất nền chuẩn sẽ có kích thước hạt từ 1-3mm, rất nhỏ, hình tròn. Nếu sử dụng đất có hạt quá lớn sẽ dễ bị nước len lỏi vào và cuốn theo chất dinh dưỡng. Còn loại đất có hạt quá nhỏ thì oxy và chất dinh dưỡng dễ bị ứ đọng, ngưng trệ việc luân chuyển.

đất nền hồ thủy sinh

Tùy thuộc vào loại cây thủy sinh sẽ có độ dày lớp đất nền khác nhau. Loại nào có dễ nhanh mọc dài thì cần lượng đất dày để có thể phát triển tối đa bộ rễ đó. Nếu lớp đất quá mỏng cây sẽ không vươn được rễ, rễ bị co xoắn dẫn đến cây thiếu oxy. Đồng thời rễ cũng không thể hút chất dinh dưỡng cho cây phát triển được. Có cây mọc rễ dài thì cũng có những cây thủy sinh mọc rễ vừa phải. Dựa vào đó chúng ta có thể thiết kế đất có độ dày tăng dần về phía sau bể. Cách làm này cũng khiến cho bể thủy sinh có chiều sâu nhất định. Độ dày lớp đất thường từ 6 đến 10cm là phù hợp nhất. 

Dù là loại cây nào thì cũng cần chất khoáng để lớn lên, ngoài nước thì đất nền cũng cần có dưỡng chất hữu cơ. Trường hợp đất nền thiếu chất hữu cơ thì có thể thêm vào bằng cách trộn với đất nền hoặc xếp xen giữa 2 lớp đất nền. Đất nền quá lỏng hay quá chặt đều không tốt, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây thủy sinh. Cụ thể là đất nền lỏng sẽ khiến nước nhanh đục, nhiều tạp chất trong đó khiến nước nhiễm bẩn. Còn đất nền bạn làm quá cứng sẽ khiến quá trình hút dưỡng chất từ rễ cây trở nên khó khăn. 

Cách làm đất nền hồ thủy sinh

Đất nền trong hồ thủy sinh làm không khó nhưng cần đảm bảo những kỹ thuật nhất định. Đó là phải có tối thiểu 3 lớp là lớp lót, chất dinh dưỡng và mặt nền. Lớp mặt nền chắc, độ rắn trung bình, rễ cây xuyên được qua đó là đạt yêu cầu. Nồng độ pH của nước không bị ảnh hưởng bởi chất dinh dưỡng bạn đã sử dụng bên trên để thêm vào đất nền. Đặc biệt đất nền không có vi khuẩn và không làm đục hay phai màu ra nước. 

Làm từ phân ADA và sỏi

đất nền hồ thủy sinh 1

Đây là cách hết sức đơn giản và dễ thực hiện ngay cả với những người mới chơi lần đầu. Nguyên liệu dễ tìm kiếm, việc trộn và nặn có công thức rõ ràng, không gây khó khăn. Hơn nữa còn an toàn vì phân ADA đóng bao đã được xử lý, sỏi thì có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi. Điều quan trọng là phải rửa sỏi thật kỹ để loại bỏ đất, cát, khi làm đất nền không gây đục nước. Đầu tiên đổ phân ADA vào đáy bể, tạo hình với độ dày tùy thuộc vào cách bạn tạo hình. Sau đó rải sỏi lên trên, nên sử dụng loại sỏi nhỏ và tưới ẩm dưới dạng phun sương, để ổn định.

Tự chế đất nền

Có 3 cách bạn có thể áp dụng để tự chế phần đất nền cho hồ thủy sinh. Cách 1 là sử dụng phân trùn và phân bò đã ủ tỷ lệ 20:1 (nếu không có phân bò thì có thể thay thế bằng phân gà hoặc phân vịt đều được). Trộn cùng với than đá đập nhỏ, đất đỏ bazan tỷ lệ tương ứng 1:5, 5 muỗng nhỏ mật mía cùng với bột hữu cơ vi sinh. Cho hỗn hợp đã trộn vào đáy bể, tạo hình theo chủ ý, phủ đất sét lên trên.

Cách 2 là sử dụng tribat, cát xây dựng, đất sét bột, phân trùn, tracatu, tro trấu với tỷ lệ lần lượt 10:10:10:3:2:2. Tiến hành theo các bước, đầu tiên trộn đều ⅓ cát với tribat, nếu thấy khô thì rưới thêm chút nước. Tiếp đến là lớp dinh dưỡng là hỗn hợp gồm phân trùn, tro trấu, tracatu, rồi đến lớp cát và tribat còn lại, cuối cùng phủ lên lớp đất sét.

Cách 3 bạn có thể sử dụng đất sạch cùng với phân trùn, vi sinh đã ủ, sỏi trứng/ sỏi bê tông nhỏ và đất sét. Tiến hành bóp mịn và nhỏ đất rồi trộn đều với các nguyên liệu còn lại. Cho đất sét vào trộn đến khi hỗn hợp sệt lại là có thể tiến hành tạo hình, trên cùng phủ lên lớp sỏi là hoàn thành.

đất nền hồ thủy sinh 2

Nhìn chung cách làm đất nền hồ thủy sinh không khó, bạn hoàn toàn có thể tự tay làm tại nhà. Đây là phần rất quan trọng trong bể thủy sinh, góp phần giúp cây phát triển nên bạn cần chú ý về độ dinh dưỡng khi làm đất nền. 

Nhận tư vấn căn hộ Season Avenue

tiện ích dự án

Tiện ích dự án Chung cư SeaSon Avenue - Đại lộ bốn mùa phía Tây Nam thủ đô

toà căn hộ

tin tức sự kiện

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *