Mặt bằng nhà vệ sinh công cộng là một vấn đề quan trọng được chú ý đến khi thiết kế nhà hàng, khách sạn hay biệt thự. Hơn hết, nhà vệ sinh công cộng là nơi phục vụ nhu cầu vệ sinh cho nhiều người, do đó cần phải tính toán đúng tiêu chuẩn nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng phù hợp cho người dùng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin về mặt bằng nhà vệ sinh công cộng và một số mẫu thiết kế nhà vệ sinh phổ biến nhất hiện nay.
Tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh công cộng
Đối với mặt bằng nhà vệ sinh công cộng, bạn không thể áp dụng những tiêu chuẩn như nhà vệ sinh gia đình. Sở dĩ như vậy là do nhà vệ sinh gia đình được thiết kế với kích thước phù hợp theo số lượng thành viên trong gia đình.
Bên cạnh đó, các nhà vệ sinh gia đình thường có không gian nhỏ hẹp sẽ gây bất tiện cho người dùng. Vì thế, mỗi nhà vệ sinh sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau về kích thước thiết kế mặt bằng. Một số tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh công cộng, đó là:
- Thứ nhất, nhà vệ sinh công cộng không nên đặt tại các vị trí thường xảy ra tình trạng ngập úng. Vị trí đặt nhà vệ sinh phải dễ thấy, dễ sử dụng và đảm bảo được sự an toàn cho người sử dụng.
- Thứ hai, không được đặt gần các khu vực ăn uống. Khi thiết kế nhà vệ sinh cần đảm bảo phù hợp với môi trường xung quanh.
- Thứ ba, miệng hầm cầu, bể phốt nhà vệ sinh cần phải đặt cao hơn mặt đất 30 cm. Thiết kế để tránh nước mưa tràn vào hầm cầu và nắp hầm cầu phải thường xuyên đậy kín nhằm hạn chế tình trạng gây bốc mùi ra các khu vực xung quanh.
- Thứ tư, hệ thống ống thoát nước cần phải đạt chuẩn. Theo tiêu chí của bộ xây dựng, ống thoát nước của nhà vệ sinh công cộng phải đạt mức phi 90.
- Thứ năm, mặt sàn nhà vệ sinh cần phải được cân bằng, không để mặt sàn xảy tra tình trạng đọng nước gây mùi hôi.
- Thứ sáu, nhà vệ sinh cần phải đạt tiêu chuẩn đó là có 2 phòng vệ sinh riêng biệt dành cho nam và dành cho nữ. Các biển báo nhà vệ sinh cần kèm theo các chữ tiếng anh dành nam và nữ.
- Thứ bảy, nhà vệ sinh công cộng cần cung cấp đầy đủ các thiết bị cần thiết như giấy, dụng cụ chùi rửa và nước rửa tay. Không gian nhà vệ sinh cần thoáng mát, sạch sẽ, gọn gàng và đủ ánh sáng.
Một số mẫu thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh công cộng phổ biến
Hầu hết các nhà vệ sinh công cộng đều sẽ được thiết kế mặt bằng theo hình chữ nhật hoặc hình vuông nhằm tạo sự thuận tiện cho việc sử dụng. Tuy nhiên, các kiến trúc sư đã phá giới hạn chức năng thông thường của nhà vệ sinh, tạo nên một không gian sang trọng, hiện đại và lạ mắt đến người dùng.
Thiết kế nhà vệ sinh công cộng hình tam giác Shibuya
Đây là một thiết kế được hoàn thành từ một phần của dự án nhà vệ sinh tại Tokyo. Khối nhà vệ sinh này sẽ được nằm trên tại một khu đất hình tam giác tại trung tâm thành phố Shibuya của Tokyo.
Mẫu thiết kế này được thiết kế bởi kiến trúc sư Nao Tamura, nhà thiết kế người Nhật có trụ sở tại New York, Mỹ. Hình dạng của nhà vệ sinh dựa trên nét văn hóa gấp giấy thủ công Origami Nhật Bản.
Với 3 buồng nhà vệ sinh trong suốt đã tạo nên sự tò mò của người dùng. Ban đầu nhà vệ sinh được thiết kế theo mẫu này còn khiến người dùng nghi hoặc bởi nhà vệ sinh trong suốt thì làm sao có thể sử dụng.
Tuy nhiên, loại kính được sử dụng nhà vệ sinh này đó chính là kính LCD, loại kính này sẽ giúp người bên ngoài thấy được bên trong khi không có ai sử dụng. Và khi có người sử dụng nhà vệ sinh thì lớp kính sẽ trở nên mờ đục, không thể nhìn thấy rõ. Công dụng của thiết kế này đó chính là nhằm ngăn chặn những tên biến thái hoặc tội phạm trốn sẵn trong nhà vệ sinh để uy hiếp người dùng vào các buổi tối.
Thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh công cộng hình tròn
Được xây dựng tại công viên Dori và là một phần của kế hoạch do tổ chức phi lợi nhuận Nippon thực hiện nhằm nâng cấp, cải thiện các cơ sở công cộng tại Tokyo.
Bao quanh bởi những cây anh đào trong một công viên, cách ga Shibuya tầm 5 phút đi bộ. Kiến trúc sư Ando đã bắt lên ý tưởng cho hình dạng của nhà vệ sinh nhằm tạo ra một cấu trúc hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ tại công viên. Khối nhà vệ sinh hình tròn, ngăn cách các phòng vệ sinh dành cho nam và nữ. Được bao bọc bởi những bức tường chắc chắn được làm từ kim loại và tạo nên sự riêng tư, giúp không khí được lưu thông. Toàn bộ cấu trúc nhà vệ sinh được bao phủ bởi một mái nhà góc cạnh và nhô ra để làm nơi trú chân cho người dùng.
Thiết kế nhà vệ sinh công cộng hình chữ S
Nhà vệ sinh hình chữ S được thiết kế bởi kiến trúc sư Kubo Tsushima, Nhật Bản. Mặt bằng nhà vệ sinh có hình chữ S ngược và phục vụ các khách du lịch đến tham quan các biểu diễn nghệ thuật đương đại tại thị trấn Na Kanojo.
Bức tường hình chữ S tạo nên khoảng cách riêng biệt và đầy tiện lợi giữa nhà vệ sinh dành cho nam và nữ. Đồng thời nhà vệ sinh sẽ nhận được dòng người đến từ 2 bên con đường và bãi đậu xe tại thị trấn này. Được đánh giá là một nhà vệ sinh công cộng đem lại sự mới mẻ, đầy tiện nghi và không hề ảm đạm như các nhà vệ sinh bình thường khác tại Nhật Bản.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về mặt bằng nhà vệ sinh công cộng cũng như một số thiết kế phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng rằng với các chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về nhà vệ sinh công cộng cũng như lựa chọn được một kiểu mẫu mà vệ sinh phù hợp.