Tìm hiểu màu bản mệnh là gì trong phong thủy?

Trong phong thủy việc lựa chọn màu sắc phù hợp với bản mệnh tức là phù hợp với Ngũ hành tương sinh, tương khắc rất quan trọng. Đặc biệt là đối với những tài sản có giá trị lớn như nhà, nội thất, xe hơi, xe máy,… thì việc chọn màu sơn lại càng được xem xét kỹ lưỡng hơn. 

Màu sắc phù hợp với bản mệnh sẽ giúp cân bằng được âm dương mang đến nhiều vận may và cơ hội hơn trong cuộc sống. Vậy màu bản mệnh là gì và nó có tác động thế nào tới phong thủy mỗi người, hãy cùng giải đáp qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu màu bản mệnh là gì?

Bản mệnh hay còn được biết đến với những tên gọi khác là mệnh cung sinh hay mệnh sinh. Là mệnh được xác định dựa vào năm âm lịch không phân biệt về giới tính năm hay nữ.

Theo tính toán thì cứ 60 năm bản mệnh sẽ lặp lại 1 lần và thường được dùng để chọn ngày lành tháng tốt trong xây nhà hay cưới hỏi. Bản mệnh là cái do trời định nên không thể thay đổi, mỗi người chỉ được sinh ra duy nhất một lần mà thôi.

Màu sắc trong phong thủy được đặc biệt chú trọng, nó tác động tới việc cân bằng và điều hòa âm dương. Vậy màu bản mệnh là gì và cách chọn màu bản mệnh hợp với phong thủy như thế nào?

Âm dương – Ngũ hành bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là nhận thức của con người về quy luật và bản chất vận động của Trái Đất. Ngoài thể hiện sự vận động biến đổi, hành còn thể hiện vị trí trong không gian.

Bất kỳ một sự vật hiện tượng nào tồn tại trên Trái Đất đều được quy về một hành nhất định và đều chứa đựng yếu tố âm dương.

Trong mối quan hệ tương sinh tương khắc hành có thể để hỗ trợ hoặc kìm hãm lẫn nhau. Khi hành này là cơ sở để phát triển hành kia sẽ tạo nên quan hệ tương sinh như Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc (cây cháy sinh lửa; lửa đốt mọi vật thành tro, thành đất; kim loại hình thành trong đất; kim loại nung nóng chảy thành dạng lỏng; nước nuôi cây).

Còn khi hành này hạn chế và gây trở ngại cho hành kia thì tạo nên quan hệ tương khắc như Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy (nước dập tắt lửa; lửa làm chảy kim loại; kim loại cắt được cây; cây hút chất màu của đất; đất ngăn nước).

Và trên cơ sở nhận thức về các mối quan hệ tương sinh tương khắc người ta sẽ có cách xử lý mệnh của mình với quy luật đó theo nhiều cách khác nhau để có lợi nhất. 

Tức là chúng ta sẽ tránh mối quan hệ tương khắc và hướng tới mối quan hệ tương sinh. Và việc lựa chọn màu sắc trong cuộc sống chính là một trong những cách đó. Cụ thể màu sắc phải phù hợp và có mối quan hệ tương sinh với hành hay bản mệnh của người đó.

Phân tích và lựa chọn màu sắc phù hợp với từng bản mệnh

Lựa chọn màu sắc phù hợp với bản mệnh và cá tính của mình không chỉ khiến chúng ta cảm thấy thoải mái tự tin mà còn mang tới nhiều may mắn và cơ hội hơn trong cuộc sống.

Mệnh Kim tương sinh với tông màu sáng đặc biệt là màu sắc ánh kim và màu trắng là màu mà bản mệnh sở hữu. Ngoài ra Hoàng Thổ sinh Kim nên người mệnh Kim cũng rất phù hợp với các tông màu vàng và màu nâu.

Hồng Hỏa khắc Kim nên người mệnh Kim cần tránh những màu sở hữu của bản mệnh Hỏa như màu hồng, tím, đỏ.

Tương tự như vậy, màu bản mệnh của Thủy là màu đen và màu xanh biển thẫm, ngoài ra còn có màu ánh kim và màu trắng do Kim sinh Thủy. Hoàng Thổ khắc Thủy nên người mệnh Thủy cần tránh màu nâu và màu vàng đất.

Màu xanh là màu bản mệnh của người mệnh Mộc, ngoài ra Thủy sinh Mộc nên cũng có thể kết hợp với màu xanh biển sẫm và màu đen. Kim khắc Mộc nên người mệnh Mộc cần tránh tông màu trắng và màu ánh kim.

Người mệnh Hỏa có màu bản mệnh là màu tím, hồng đỏ, ngoài ra Thanh Mộc sinh hỏa nên có thể kết hợp với màu xanh. Thủy khắc Hỏa nên người mệnh Hỏa cần tránh tông màu xanh biển sẫm và đen.

Màu bản mệnh của người mệnh Thổ là tông nâu và màu vàng đất, ngoài ra Hồng Hỏa sinh thổ nên cũng có thể kết hợp với màu hồng, đỏ, tím. Thanh Mộc khắc Thổ nên người mệnh Thổ kiêng kỵ với màu xanh.

Nguyên tắc phối màu và màu sắc trong phong thủy

Màu sắc không bao giờ đứng riêng lẻ một mình mà hiệu ứng của nó còn phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ phản chiếu ánh sáng của nó và màu sắc môi trường xung quanh. Có 10 nguyên tắc phối màu cơ bản nhất như sau:

Thứ nhất, phối màu không sắc (Achromatic): Nguyên tắc này chỉ dùng màu đen, trắng và xám.

Thứ 2, phối màu tương tự (ghi va yogous): Dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu và phối hợp thêm độ sáng tối.

Thử 3, phối màu chỏi (Clash): Nguyên tắc này thường dùng các màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu. Ví dụ: Màu bổ sung của màu đỏ là xanh lá. Như vậy màu chỏi là màu xanh dương nằm bên trái màu bổ sung.

Thứ 4, phối màu bổ sung (Complementary): Dùng các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu. Ví dụ: Vàng – Tím, Xanh dương – Cam.

Thứ 5, phối màu đơn sắc (Monochromatic): Dùng một màu chính kết hợp với những màu có sắc thái tương tự hoặc có độ bóng.

Thứ 6, phối màu trung tính (Neutral): Dùng một màu chính rồi phối với màu sáng hơn hoặc đậm hơn.

Thứ 7, phối màu bổ sung từng phần (Split Complementary): Dùng một màu chính và hai màu ở hai bên màu bổ sung.

Thứ 8, phối màu căn bản (Primary): Dùng ba màu chính căn bản Đỏ – Vàng – Xanh.

Thứ 9, phối màu bổ sung cấp thứ hai (Secondary): Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ hai. Ví dụ: Xanh lá cây nhạt – Tím – Cam.

Cuối cùng, phối màu bổ sung cấp thứ ba (Tertiary): Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ ba. Ví dụ: Đỏ cam – Xanh tím và Vàng xanh, Lục lam – Vàng cam – Đỏ tím.

Kết hợp với 10 nguyên tắc phối màu cơ bản như trên, màu sắc trong phong thủy còn được định vị và thiết kế theo tự nhiên của vũ trụ. Màu sắc trong phong thủy được phân thành màu âm và màu dương đảm bảo sao cho khi kết hợp phải thật hài hòa, cân bằng.

Trong vòng tròn màu cơ bản màu dương là các màu nóng như đỏ, cam, vàng, là các màu từ 1 đến 48. Còn màu âm là các màu lạnh như xanh lá cây và xanh dương, là các màu từ 49 đến 96.

Và theo thuyết ngũ hành, sẽ giải thích cho chúng ta tại sao chúng lại đối chọi và tương khắc với nhau mà 10 nguyên tắc trên chưa giải thích được.

Trong phong thủy, Kim tượng trưng cho màu trắng,  Mộc tượng trưng cho  Xanh lục, Thuỷ tượng trưng cho Đen, Hỏa tượng trưng cho  Đỏ và Thổ tượng trưng cho Vàng. Trong Ngũ hành, các hành đều có quan hệ với nhau theo tương khắc hoặc tương sinh.

Các hành tương sinh và có thể phối hợp với nhau là:

Thủy và Mộc kết hợp giữa màu  Đen và màu Xanh lục.

Mộc và Hỏa kết hợp giữa màu Xanh lục và màu Đỏ.

Hoả và Thổ kết hợp giữa màu Đỏ và màu Vàng.

Thổ và Kim kết hợp giữa màu Vàng và màu Trắng.

Kim và Thủy kết hợp giữa màu Trắng và màu Đen.

Các hành tương khắc và không thể phối hợp là:

Thổ và Thuỷ không nên kết hợp giữa màu Vàng và màu  Đen.

Thủy và Hỏa không nên kết hợp giữa màu Đen và màu Đỏ.

Hoả và Kim không nên kết hợp giữa màu Đỏ và màu Trắng.

Kim và Mộc không nên kết hợp giữa màu Trắng và màu Xanh lục.

Mộc và Thổ không nên kết hợp giữa màu Xanh lục và màu Vàng.

Tương tự  khi phối từ 3 màu trở lên cũng áp dụng các nguyên tắc tương sinh và tương khắc.

Ví dụ:

Phối hợp 3 hành để có sự tương sinh là: 

Kim – Thuỷ – Mộc kết hợp giữa Trắng – Đen – Xanh lục.

Mộc – Hoả – Thổ kết hợp giữa Xanh lục – Đỏ – Vàng.

Thổ – Kim – Thủy kết hợp giữa Vàng – Trắng – Đen.

Kết luận

Đối với người Á Đông chúng ta vấn đề phong thủy vô cùng được coi trọng. Hy vọng với bài viết màu bản mệnh là gì trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về màu sắc phù hợp với mình. Với sự cân bằng hài hòa mọi thứ trong cuộc sống sẽ giúp bạn thoải mái, tự tin và mang tới nhiều cơ hội hơn nữa trong tương lai.

Nhận tư vấn căn hộ Season Avenue

tiện ích dự án

Tiện ích dự án Chung cư SeaSon Avenue - Đại lộ bốn mùa phía Tây Nam thủ đô

toà căn hộ

tin tức sự kiện

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *