Quy định về hồ sơ thiết kế cơ sở được ghi nhận tại Luật Kiến trúc năm 2019 và Thông tư 03/2020/TT-BXD. Theo đó, trong quá trình thiết kế và thi công các hồ sơ thiết kế cơ sở, kiến trúc sư, nhà đầu tư và bộ phận thi công phải thực hiện đúng quy định của pháp luật. Điều này không chỉ là vấn đề tuân thủ luật pháp mà còn đảm bảo sự an toàn trong cả quá trình hoàn thiện và sử dụng các thiết kế sau này.
Cách hiểu đúng về hồ sơ thiết kế cơ sở
Hiểu một cách chung nhất, thiết kế cơ sở là giai đoạn đầu tiên của quá trình xây dựng dự án. Theo đó, bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm các thông số kỹ thuật và các thông tin quan trọng đúng với tiêu chuẩn chung, đáp ứng được yêu cầu ban đầu. Bởi lẽ, đây chính là căn cứ để các bên thực hiện hiện các bước tiếp theo của hồ sơ thiết kế cơ sở cũng như thi công công trình xây dựng trên thực tế.
Điểm b khoản 2 Điều 2 TT 03/2020/TT-BXD giải thích khái niệm hồ sơ thiết kế cơ sở là tổng hợp những nội dung kiến trúc cần phải có trong thiết kế ở giai đoạn có báo cáo nghiên cứu đã khả thi. Bất cứ bộ hồ sơ thiết kế xây dựng nào cũng bắt buộc phải có hồ sơ thiết kế cơ sở. Do đó, hồ sơ thiết kế cơ sở giữ vai trò vô cùng quan trọng, nắm giữ chức năng bản lề cho những thành công sau này của các dự án.
Nội dung đầy đủ của một bản hồ sơ thiết kế cơ sở
Căn cứ vào quy định tại Điều 5 Thông tư 03/2020/TT – BXD, một bản hồ sơ thiết kế cơ sở có 02 nội dung là phần thuyết minh và phần bản vẽ.
Bản vẽ
Phần bản vẽ hoàn chỉnh đòi hỏi phải đầy đủ nội dung và các nội dung đó phải đảm bảo đúng với các quy chuẩn đã được đề ra. Hiện nay, có các loại bản vẽ như:
- Tất cả các công trình xây dựng phải có bản vẽ mô tả tổng thể mặt bằng của công trình;
- Đối với các công trình yêu cầu về công nghệ phải có bản vẽ về sơ đồ/dây chuyền công nghệ;
- Những công trình yêu cầu về kiến trúc cần có bản vẽ thể hiện các phương án về kiến trúc;
- Bản vẽ phương án về kết cấu chính của công trình, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật.
Thuyết minh
Sau khi hoàn thành bản vẽ thiết kế, bạn phải chuẩn bị phần thuyết trình phù hợp. Theo đó, nội dung của phần thuyết trình cần đầy đủ các nội dung:
- Trước hết là giới thiệu ngắn gọn về khu đất để xây dựng công trình, các phương án thiết kế tổng thể mặt bằng, xác định vị trí, quy mô xây dựng, hệ thống cơ sở hạ tầng,..;
- Tiếp đó, phải đưa ra được các phương án cần thiết về công nghệ, kiến trúc, kết cấu chính, hạ tầng kỹ thuật, phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn với môi trường,..;
- Lập danh sách các tiêu chuẩn được áp dụng của hồ sơ thiết kế.
Những quy định về hồ sơ thiết kế cơ sở bạn nhất định phải biết
Hồ sơ thiết kế cơ sở đạt chuẩn phải thông qua khâu thẩm định của các cơ quan có thẩm quyền. Đơn vị thẩm định này đối với các dự án xây dựng khác nhau sẽ khác nhau.
Đối với công trình giao thông đường bộ công cộng, thiết kế cơ sở do Bộ Giao thông vận tải thẩm định, đánh giá; trừ những công trình thuộc quyền quản lý của Bộ Xây dựng. Các công trình dân dụng, hạ tầng kỹ thuật,… thuộc quyền thẩm định của Bộ Xây dựng. Bên cạnh đó, các công trình liên quan đến nông nghiệp, nông thôn do Bộ Nông nghiệp thẩm định. Công trình liên quan đến hầm mỏ, nhà máy điện,… do Bộ công thương đánh giá, thẩm định. Còn những công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh sẽ Bộ Quốc phòng thẩm định.
Do đó, các đơn vị thiết kế phải đáp ứng các điều kiện tương ứng để phù hợp với từng khâu thẩm định của các Bộ trong các trường hợp khác nhau
Quy định về hồ sơ thiết kế cơ sở là những tiêu chuẩn cơ bản nhất, đòi hỏi các kỹ sư, nhà thiết kế xây dựng nắm bắt rõ và đáp ứng đầy đủ. Một bản thiết kế cơ sở phù hợp sẽ đặt nền móng vững chắc cho quá trình thi công và hoàn thiện công trình về sau.